JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin thị trường >> Thực phẩm bẩn

Thực phẩm bẩn - Giải pháp nào cho thời kỳ "bùng nổ"?

Sidebar Image

"Thực phẩm bẩn" không hề là một khái niệm xa lạ tại Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian gầy đây, khi thực phẩm bẩn len lỏi vào cả trường học, nhà máy, xí nghiệp… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng thì thực trạng tiêu thụ thực phẩm bẩn được đánh giá là đang ở mức báo động cao gây ra tâm lý lo sợ cho người tiêu dùng trên diện rộng.

Bùng nổ thực phẩm bẩn?

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ tiêu thụ thực phẩm bẩn quy mô lớn được điều tra, phát hiện. Trong đó, khu vực miền Bắc đang là tâm điểm của thị trường tiêu thụ thực phẩm bẩn:

  • Theo báo Người lao động, tháng 3 năm 2019, dư luận sôi sục bất bình vì hàng trăm em học sinh ở Thuận Thành, Bắc Ninh có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh sán lợn gạo, nghi do ăn phải thực phẩm bẩn lâu ngày tại trường. Khi vụ việc được phát hiện, thức ăn của trẻ là phần thịt đông lạnh lâu ngày đã nát vụn. Được biết thêm, cơ sở cung cấp nguồn thực phẩm bẩn này còn cung cấp thức ăn cho hơn 19 trường mầm non khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
  • Báo 24h đưa tin, chiều ngày 14/5 khi bất ngờ kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến thực phẩm An Phát, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, đoàn kiểm tra đã phát hiện tại kho sân của cơ sở này đang tập kết 10 bao tải dứa bên trong có chứa 800 kg lòng lợn đã chuyển màu đen, chảy nước, bốc mùi hôi thối, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn bộ số hàng hóa này đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có tem vệ sinh thú y và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
  • Cũng theo 24h, tối ngày 9/1, Công an môi trường và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Hải Phòng đột kích bất ngờ vào cơ sở sản xuất hải sản tại quận Hải An, Hải Phòng phát hiện có hơn 60 kg tôm đã được bơm tạp chất xếp trong các thùng xốp ướp đá cùng 1 máy nén khí nối liền hệ thống van bơm và 12 xi lanh đã qua sử dụng, 15 xi lanh mới chưa bóc, 3 túi bột màu trắng, mỗi túi 1 kg và một số gói bột. Chủ cơ sở sản xuất này cho hay hằng ngày người này đi mua tôm chết trên địa bàn quận Hải An, quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh mang về bơm tạp chất làm tăng trọng lượng rồi đem bán.
  • Vào những ngày cận Tết Nguyên Đán 2019, Vietnamnet cũng đưa tin một phóng sự của VTV về quá trình hô biến lợn chết thành những món đặc sản thịt lợn hun khói, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… tại một cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận vô cùng hoang mang. Chỉ sau 1 đêm, những con lợn lở mồm long móng, chết thâm đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc đã được lột da, lọc lấy phần thịt nạc chưa bị thối rữa. Sau khi thái lát và trộn thêm đủ loại gia vị tạo mùi thơm, ngâm tẩm trong khoảng 2 giờ, số thịt này được cho vào lò sấy. 48 tiếng sau, những miếng thịt lợn sấy khô, thơm phức ra lò và không còn bất kỳ dấu vết nào của thịt lợn chết được chất lên xe tải, chở thẳng về Hà Nội.

Và còn rất, rất nhiều những vụ việc liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm bẩn gây rúng động dư luận trong thời gian dài.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ tiêu thụ thực phẩm bẩn quy mô lớn được điều tra, phát hiện

Tác hại của thực phẩm bẩn

Việc sử dụng thực phẩm bẩn, dư thừa hàm lượng hóa chất chế biến, dư thừa thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hay chất bảo quản một cách không có kiểm soát sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

  • Ở mức độ cấp tính, sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, ngộ độc thực phẩm…
  • Ở mức độ mãn tính, các loại hóa chất, thuốc trừ sâu có trong thực phẩm bẩn khi đi vào cơ thể sẽ từ từ ngấm vào tế bào, sau đó tích tụ lại, lâu ngày trở thành tác nhân gây ung thư, vô sinh…

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế vào quý I năm 2016, cả nước có hơn 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó có 669 người nhập viện, 2 người tử vong. Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm khoảng 250 - 500 vụ khiến 7.000 - 10.000 người nhập viện và 100 - 200 người tử vong.

Theo thống kê của hội ung thư Việt Nam công bố vào ngày 26/03/2016. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới. Trong đó nguyên nhân do thực phẩm bẩn phổ biến chiếm tới 35%. Tương ứng mỗi ngày sẽ có 550 ca ung thư mới và 205 người tử vong vì ung thư và con số này được dự đoán sẽ tăng lên 200.000 người/năm, tăng gấp 3 lần vào năm 2020 và mỗi năm, Việt Nam sẽ phải dành khoảng 0,22% GDP để chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn gây ra.

Biểu đồ về nguyên nhân gây ung thư và tỉ lệ người mắc bệnh ung thư hàng năm do thực phẩm bẩn

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, việc tiêu thụ thực phẩm bẩn tràn lan sẽ bóp nghẹt sự phát triển của ngành nông nghiệp trong nước, giảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội cho người tiêu dùng trong nước sử dụng sản phẩm nhập ngoại, làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên thế giới gây tổn thất lớn cho kinh tế.

Giải pháp nào cho thời kỳ bùng nổ thực phẩm bẩn?

Trong thời kỳ “thật giả lẫn lộn”, thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay thì việc TỰ bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình là điều vô cùng cần thiết. Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình bằng một số giải pháp như:

  • Chọn mua những loại thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng.
  • Chọn mua thực phẩm của những nhà cung cấp, nhà sản xuất có uy tín, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Nói KHÔNG với các loại hàng rẻ, hàng trôi nổi, hàng không có nhãn mác.
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng, hướng tới việc sử dụng các thực phẩm tự nhiên, thực phẩm hữu cơ nhằm hạn chế hàm lượng thuốc trừ sâu tích tụ vào cơ thể, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng.
  • Phải TỰ mình tìm hiểu, cung cấp cho mình những kiến thức về tiêu dùng sạch, sản xuất sạch để có cách nhận biết hoặc sử dụng thực phẩm một cách an toàn, thông minh.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng tự hào là thành viên của tập đoàn Eurofins Scientific, một tập đoàn khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm, môi trường và dược phẩm.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao, luôn cập nhật những luật lệ, quy định về dinh dưỡng trong nước cũng như quốc tế để tư vấn và hỗ trợ phương pháp phân tích phù hợp nhất đến khách hàng. Các phòng thí nghiệm của chúng tôi đã đạt được các chứng nhận, chỉ định từ tổ chức công nhận BOA và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, luôn sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu hàng hoá Nông sản và Thực phẩm. 

Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin

Dịch vụ Kiểm nghiệm thực phẩm

 

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email:VN_CS@eurofins.com

 

Nguồn tham khảo: