JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin Eurofins SKHD >> Eurofins Sắc Ký Hải Đăng trình bày tham luận trong Hội thảo Ngành Nông Lâm Thủy Sản trước Hiệp Định EVFTA

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng trình bày tham luận trong Hội thảo Ngành Nông Lâm Thủy Sản trước Hiệp Định EVFTA

Sidebar Image

Vừa qua, vào ngày 30/06/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị "Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU, thực thi hiệu quả hiệp định EVFTA". Trong khuôn khổ chương trình, ông Lý Hoàng Hải, Tổng Giám Đốc công ty TNHH Eurofins Sắc Ký hải Đăng đã có một bài tham luận với chủ đề “Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU: thực trạng và một số đề xuất”.

Với mục tiêu tận dụng kịp thời cơ hội của thị trường EU nhằm thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, Hội nghị do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân TP HCM tổ chức nhằm “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA”.

Phát biểu trong hội nghị, với chủ đề “Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU: thực trạng và một số đề xuất”, ông Lý Hoàng Hải, Tổng Giám Đốc công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cho biết: 

Thực trạng của ngành nông lâm thủy sản hiện nay do xu hướng giảm hàng rào thuế quan làm tăng rào cản kỹ thuật từ những tiêu chuẩn, chứng nhận của các Hiệp hội người tiêu dùng, tổ chức phi chính phủ, nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chậm cập nhật những qui định mới của EU làm xuất hiện tình trạng một số hóa chất EU cấm sử dụng nhưng vẫn có thể tìm thấy trên thị trường việt Nam.

Trong đó, một số chất cấm thường thấy trên các mặt hàng nông sản tại thị trường Việt Nam gồm: 

  • Azoxystrobin, Carbendazim, Diethyltoluamid, Difenoconazole, Metalaxyl được tìm thấy nhiều trong quả thanh long.
  • Acetamiprid, Chlorpyrifos (-ethyl), Cypermethrin, Propiconazol được tìm thấy nhiều trong quả chuối.
  • Azoxystrobin, Carbendazim, Chlorpyrifos (-ethyl), Cypermethrin, Difenoconazole, Tebucona được tìm thấy nhiều trong quả xoài.
  • Tricyclazole, Azoxystrobin, Tebuconazole, Hexaconazole, Metalaxyl được tìm thấy nhiều trong gạo.
  • Chlorpyrifos (-ethyl), Cypermethrin, Imidacloprid, Carbendazim/Benomyl (Tổng), Metalaxyl/Metalaxyl-M (tổng), Acetamiprid, Carbendazim, Permethrin, Permethrin, Tricyclazole, Difenoconazole, Azoxystrobin được tìm thấy nhiều trong tiêu.

Từ những thực trạng kể trên, ông Lý Hoàng Hải đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhắm giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường đối với lĩnh vực nông lâm thủy sản như:

  • Thứ nhất, nhà nước phải có biện pháp nâng cao nhận thức của người nông dân về chất cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đề hạn chế sử dụng ngay trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi.
  • Thứ hai, phải tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cập nhật những thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật nhanh chóng, chính xác.
  • Thứ ba, nhà nước phải ban hành kịp thời những qui định, chính sách phù hợp với yêu cầu của EU, phản biện những qui định không hợp lý để tạo dựng lòng tin cho doanh nghiệp và người dân.
  • Thứ tư, nhà nước và các cấp ban ngành nên tạo các đầu cầu kết nối các đơn vị liên quan trong chuỗi cung ứng, từ nông dân đến nhà sản xuất, đến nhà nhập khẩu và các đơn vị trung gian kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả, tăng cường tính chính xác và nhanh chóng của thông tin.

Kết thúc tham luận, ông Lý Hoàng Hải còn đưa ra các quy định, tiêu chuẩn mới của EU mà doanh nghiệp cần quan tâm nhằm cung cấp cho người tham gia hội thảo kênh thông tin tra cứu thông tin chính xác, uy tín.