JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin thị trường >> Bộ Y tế đề nghị siết chặt quản lý với rượu thủ công

Bộ Y tế đề nghị siết chặt quản lý với rượu thủ công

Sidebar Image

Bộ trưởng cho rằng, cần phải làm rõ cơ sở pháp lý để ban hành Nghị định về kinh doanh rượu. Đồng thời, báo cáo đánh giá tác động mục tiêu chính sách của dự thảo Nghị định còn chưa mang tính đồng bộ, chú trọng vào nội dung sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu mà chưa có đánh giá tác động mục tiêu chính sách đến sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội, chi phí thiệt hại về kinh tế, xã hội đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, cần có Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính để làm rõ nội dung quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép sản xuất rượu, giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu.

Dự thảo Nghị định cần lưu ý đến trách nhiệm liên ngành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật nhất là các nội dung quy định về quản lý chất lượng rượu, quy hoạch. Bộ trưởng Y tế cho rằng, dự thảo Nghị định chỉ giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch chưa đảm bảo tính khách quan vì chưa phù hợp với yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu và đồ uống có cồn.

Vì thế, cần bảo đảm và nhất quán quan điểm thực hiện đồng bộ ba giải pháp chiến lược về kiểm soát rượu và cần được lồng ghép tại các quy định cụ thể của dự thảo Nghị định đó là: kiểm soát nguồn cung, kiểm soát nhu cầu và biện pháp can thiệp giảm tác hại của rượu, bia.

Bộ Y tế đề nghị số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc số dân. Đề nghị cần quy định rõ việc quy hoạch phải bảo đảm kiểm soát giảm mức độ gia tăng sản lượng, phù hợp với mức độ gia tăng của các nước, điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Một điểm đáng chú ý trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Y tế đề nghị bổ sung một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công, trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (bán cho doanh nghiệp để sản xuất) và rượu thủ công sản xuất cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình. Đồng thời, quy định cụ thể về quản lý chất lượng, đăng ký sản phẩm với chính quyền cấp xã, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công bảo đảm chất lượng.

Hiện nay, rượu thủ công chiếm 70% trong số lượng rượu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Những ca ngộ độc rượu tăng mạnh gần đây có liên quan tới rượu tự nấu có chất độc methanol đã gây ra những tổn hại lớn cho sức khỏe người dân và xã hội.

THIÊN LAM