JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin thị trường >> DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA THỰC PHẨM XUẤT SANG CHÂU ÂU KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO TUÂN THỦ QUY ĐỊNH

BÁO CÁO VỀ KIỂM SOÁT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THỰC PHẨM NGUỒN GỐC THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG CHÂU ÂU

Sidebar Image

DG(SANTE)2017-6008

Tổng cục Y tế và An toàn Thực phẩm đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra trên rất nhiều nước xuất khẩu để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong thực phẩm nguồn gốc từ thực vật đối với những nước này.

Báo cáo này được thực hiện ở Việt Nam từ ngày 1-9/03/2017, tiếp nối kết quả của kiểm tra DG(SANCO)/2014-7177 về kiểm soát thuốc BVTV trong thực phẩm gốc thực vật xuất đi châu Âu. Kết quả cho thấy nhiều thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam bị cấm ở châu Âu, không có hệ thống kiểm soát tại nhà máy đóng gói, theo đó thì thông báo của RASFF (hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi) bị thiếu hoặc không đầy đủ. Các phòng thí nghiệm dư lượng thuốc BVTV trong chương trình kiểm soát có trang thiết bị hiện đại với cơ sở vật chất tốt và nhân viên giàu kinh nghiệm nhưng lại hạn chế về phạm vi và quy trình chất lượng nội bộ không đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác về kết quả.

RASFF đã đưa ra 24 thông báo liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Năm 2016 là 11 thông báo, thông báo mới nhất được gửi vào ngày 2/9/2016.

Báo cáo của EFSA năm 2013 về kiểm soát dư lượng thuốc BVTV cho thấy tỉ lệ không tuân thủ chiếm 19.6% đối với thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Năm 2014 tỉ lệ không tuân thủ lên đến 40.8%

Do sự không tuân thủ đối với các thực phẩm nhập vào EU từ Việt Nam, quy định EC số 669/2009 đã được thiết lập với mức tăng 10% kiểm tra thủ công cho thanh long, và tăng 50% đối với húng quế, bạc hà, rau mùi, rau mùi tây, ớt và đậu bắp. Tỉ lệ không tuân thủ đối với thanh long là 21.2% năm 2014 và đã giảm xuống chỉ còn 4.9% trong nửa sau của năm 2016. Tỷ lệ không tuân thủ của húng quế, bạc hà, rau mùi, ớt, đậu bắp trong nửa năm sau của 2016 là 37.5%

Báo cáo này đã cho thấy pháp luật và các thủ tục thực hiện đã được áp dụng để thiết lập một hệ thống kiểm soát cho thuốc BVTV nhưng vẫn có một khoảng trống đáng kể với việc kiểm soát chính thức. Do đó không có hệ thống kiểm soát thuốc BVTV nào hiệu quả đối với thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu và chính quyền không thể đảm bảo sự tuân thủ của các sản phẩm Việt Nam về mức dư lượng tối đa thuốc BVTV được thiết lập bởi EU.  Một số kiểm soát cá nhân đã được thực hiện bởi nhà xuất khẩu trái cây, rau củ sang châu Âu có thể góp phần vào việc tuân thủ sản phẩm của họ đối với mức dư lượng tối đa của EU. Một số ít biện pháp hạn chế được đưa ra bởi chính quyền để giải quyết các khuyến nghị trong cuộc thanh tra DG(SANCO)/2014-7177 nhưng tổng thể thì có rất ít cải tiến và các khuyến nghị không được giải quyết thỏa đáng.

MỤC ĐÍCH

Kiểm tra này được thực hiện nhằm mục đích:

  • Xác minh liệu có hệ thống kiểm soát về dư lượng thuốc BVTV trên trái cây, rau củ, thảo mộc và gia vị để xuất khẩu vào EU và đánh giá hệ thống này có đảm bảo đầy đủ các sản phẩm liên quan nằm trong giới hạn dư lượng được quy định trong luật của liên minh châu Âu.
  • Tiếp tục các hoạt động được tiến hành theo khuyến nghị của báo cáo DG (SANCO)/2014-7177

Trong phạm vi này, cuộc kiểm tra đã xem xét các biện pháp kiểm soát tại nơi sản xuất và xuất khẩu bao gồm cả xem lại luật pháp quốc gia, tổ chức kiểm soát chất lượng, khả năng phòng thí nghiệm và các phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ sâu. Do các kiểm soát dư lượng liên quan trực tiếp đến các quy định quốc gia về việc đưa ra thị trường và sử dụng của thuốc BVTV nên hệ thống kiểm soát cũng là một phần của kiểm tra.

KẾT LUẬN

Các cập nhật về luật được ban hành để tăng cơ sở cho việc kiểm soát thuốc BVTV.

Cơ quan có thẩm quyền đã được chỉ định. Tuy nhiên do thuốc BVTV được kiểm soát bởi cả Cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy Sản và Cục Bảo Vệ Thực Vật dẫn đến sự phân mảnh về nhân sự.

Một hệ thống được áp dụng cho các chất BVTV được phép sử dụng nhưng người đăng ký không ghi rõ điều kiện được phép sử dụng. Liều lượng sử dụng không chính xác hoặc không đúng có thể là một trong những lý do không tuân thủ mức dư lượng tối đa.

Cơ quan có thẩm quyền chỉ đưa ra các hướng dẫn đào tạo và tư vấn về việc sử dụng thuốc BVTV an toàn với nông ân nhưng lại không có lời kiên cụ thể chính thức nào về việc sử dụng thuốc BVTV. Các phát hiện cũng cho thấy có thuốc BVTV được dán nhãn không chính xác và nông dân không làm theo các hướng dẫn sử dụng trên nhãn chính là hậu quả của việc không được đào tạo và kiểm soát hiệu quả từ cơ quan có thẩm quyền. Những yếu tố này cho thấy các nhà chức trách không thể đảm bảo rằng trái cây và rau quả do nông dân sản xuất ra thực hiện theo mức dư lượng tối đa của CODEX và EU.

Một số chương trình kiếm soát dư lượng thuốc BVTV đã được thực hiện nhưng hiệu quả chỉ trên một số nhỏ các mẩu trong mỗi chương trình, phạm vi phân tích bị giới hạn và phương pháp chưa đủ nhạy. Một trong những nguyên nhân của phân mảnh nhân lực là từ trách nhiệm của cục QLCL Nông Lâm Thủy sản và Cục Bảo vệ thực vật. Sự phân mảnh này cản trở sự phát triển các phương pháp trong phòng thí nghiệm của cục BVTV. Điều này có nghĩa là năng lực của các phòng thí nghiệm không được sử dụng hiệu quả để kiểm soát dư lượng thuốc BVTV. 

Điều luật mới đòi hỏi phải kiểm tra và chứng nhận của các nhà kinh doanh thực phẩm bao gồm  cả nhà xuất khẩu trái cây và rau củ đóng gói sang châu Âu nhưng hiện tại chỉ ở giai đoạn đầu.

Một quy trình đã được thông qua và thực hiện để theo dõi các thông báo của RASFF. Tuy nhiên có một sự chậm trễ đáng kể trước  khi các nhà sản xuất có liên quan được thông báo, và một trong ba trường hợp bị đánh giá là không có thông tin tiếp theo. Thủ tục không được rõ ràng bởi sự thật là nhân viên cục và nhân viên sở BVTV giải thích khác nhau. Điều này cho thấy không có thủ tục hiệu quả và đáng tin cậy.

Một vài kiểm soát riêng lẽ được thực hiện bởi các nhà nhập khẩu trái cây và rau củ đến thị trường châu Âu về dư lượng thuốc BVTV trước khi xuất khẩu vào EU. Điều này giải thích việc vượt quá MRLs đã giảm trong nửa sau năm 2016 và chưa có thông báo nào của RASFF từ tháng 9/2016. Điều này chứng tỏ rằng kiểm soát cá nhân của các nhà sản xuất có thể góp phần vào tính tuân thủ của họ trong MRLs của châu Âu.

Đọc toàn bộ báo cáo tại ĐÂY