JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin thị trường >> DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG THỰC PHẨM?

DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG THỰC PHẨM

Sidebar Image

Những mối nguy cho sức khỏe nào liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm?

Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp để bảo vệ mùa màng khỏi côn trùng, nấm, cỏ dại và các loại sâu bệnh khác. Ngoài việc sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật còn được sử dụng để bảo về sức khỏe cộng đồng trong việc kiểm soát các yếu tố gây bệnh nhiệt đới như muỗi.

Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có khả năng gây độc cho con người. chúng có thể gây các hậu quả về sức khỏe bao gồm ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản, miễn dịch và hệ thống thần kinh. Trước khi chúng  được cho phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật nên được kiểm nghiệm tất cả ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người cũng như kết quả nên được phân tích bởi các chuyên gia để tránh rủi ro cho con người.

Nguy hiểm và nguy cơ khác nhau như thế nào

Nghiên cứu khoa học của tác hại tiềm tang của các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu cho phép chúng ta phân loại là chất ung thư (có thể gây ra ung thư), thần kinh (có thể gây hại đến não), hay gây quái thai (có thể gây hại đến thai nhi). Các bước của qui trình phân loại được gọi là xác định nguy cơ, chính là bước đầu tiên của đánh giá nguy hiểm. Một ví dụ về xác định nguy cơ là việc phân loại các chất gây ung thư cho con người được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thu (IARC) là cơ quan chuyên ngành của WHO.

Các loại hóa chất giống nhau cũng có những tác động khác nhau ở các liều lượng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào liều lượng hóa chất một người tiếp xúc. Nó cũng phụ thuốc vào con đường tiếp xúc ví dụ như uống, hít hay tiêm.

Tại sao WHO lại phân biệt “xác định nguy cơ” và “đánh giá rủi ro”

“Xác định nguy cơ”: IARC phân loại các chất là bước đầu tiên của đánh giá rủi ro. Phân loại chất gây ung thư rất quan trọng của đánh giá rủi ro tùy vào cấp độ tiếp xúc ví dụ như nghề nghiệp, môi trường, thực phẩm..vv có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư.

Đánh giá mức độ rủi ro đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm được thực hiện bởi FAO/WHO hội nghị về dư lượng thuốc trừ sâu JMPR , thiết lập lượng an toàn sau khi đánh giá mức độ rủi ro. Liều lượng sử dụng chấp nhận hàng ngày (ADIS) được sử dụng bởi chính phủ và các nhà quản lý rủi ro quốc tế như Codex để thiết lập giới hạn dư lượng tối đa (MRL) thuốc bảo vê thực vật trong thực phẩm. MRLs được áp dụng bởi chính quyền để đảm bảo rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà người dùng tiếp xúc thông qua thức ăn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Source:WHO

 http://www.who.int/features/qa/87/en/