JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Kiến thức ngành >> QUY ĐỊNH VỀ HẠN SỬ DỤNG CỦA THỰC PHẨM IN TRÊN NHÃN HÀNG HÓA

QUY ĐỊNH VỀ HẠN SỬ DỤNG CỦA THỰC PHẨM IN TRÊN NHÃN HÀNG HÓA

Sidebar Image

Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm

Quy định về thời hạn sử dụng thực phẩm là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn mà thực phẩm giữ được giá trị dinh dưỡng và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các loại thực phẩm được sản xuất ra thị trường đều chứa những nguyên liệu có thời gian sử dụng ngắn, dễ bị ôi thiu, ẩm mốc sau một thời gian sử dụng nếu không được bảo quản tốt. Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn, ngăn ngừa việc tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng, quá thời gian sử dụng chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm có quy định về hạn sử dụng của thực phẩm một cách rõ ràng, cụ thể.

Mặt khác, quy định về hạn sử dụng của thực phẩm có nêu rõ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần dinh dượng, phụ gia… của thực phẩm để người dùng cân nhắc trong chế độ ăn uống cũng như cách thức và thời gian bảo quản để sử dụng thực phẩm được lâu hơn, an toàn hơn.

Một số quy định về hạn sử dụng của thực phẩm theo tiêu chuẩn hiện hành

Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thực phẩm an toàn, chất lượng, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2017 quy định về hạn sử dụng của thực phẩm và nhãn hàng hóa để từ đó các doanh nghiệp và người dùng có cơ sở để sản xuất, theo dõi và tiêu thụ thực phẩm sạch trên thị trường.

Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm dựa trên Nghị định 43/2017 ban hành ngày 14/4/2017 như sau:

  1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
  • Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
  • Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
  • Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
  • “Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
  1. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
  2. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
  3. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.

Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.

Về xuất xứ hàng hóa được quy định như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
  2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

Ngoài ra, trong Luật an toàn thực phẩm 2010 cũng quy định về hạn sử dụng của thực phẩm và thời gian ghi nhãn của thực phẩm như sau:

  1. Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.
  2. Đối với thực phẩm ghi “Hạn sử dụng” hoặc “Sử dụng đến ngày” thì không được phép bán ra thị trường khi đã quá thời hạn này.
  3. Đối với thực phẩm ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán trên thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được thực phẩm đó an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải ghi hạn sử dụng rõ ràng theo một trong hai hình thức “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày”. Chỉ nhà sản xuất thực phẩm mới được kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm thực phẩm của mình và hạn sử dụng kéo dài tối đa chỉ bằng hạn sử dụng đã quy định lần đầu tiên.

Dịch vụ Kiểm nghiệm Thực phẩm tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

Trên đây là toàn bộ những quy định về hạn sử dụng của thực phẩm cũng như quy định về nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ 1/6/2017 và được thống nhất thi hành để mọi người có cơ sở nghiên cứu từ đó lựa chọn khi mua sản phẩm nhằm đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài xem xét các quy định về hạn sử dụng của thực phẩm trên nhãn ghi có đạt chuẩn và còn thời hạn ử dụng hay không thì kiểm nghiệm thực phẩm tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cũng là một cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin

Dịch vụ Kiểm nghiệm thực phẩm

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email: VN_CS@eurofins.com