JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Kiến thức ngành >> TRA CỨU VÀ CẬP NHẬT QUY ĐỊNH ATVSTP THỊ TRƯỜNG EU

Tra cứu và cập nhật quy định ATVSTP thị trường EU

Sidebar Image

Xem thêm và tải về Hướng dẫn chi tiết của chúng tôi:

Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đưa vào thực hiện đã giúp cho nền nông sản chủ chốt của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước Châu Á. Bên cạnh việc mang lại cơ hội lớn hiệp định EVFTA cũng mang lại thách thức cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản Việt nam, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong ngành nhưng một năm qua chúng ta cũng vướng phải những vi phạm về quy định An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) của liên minh EU, dẫn đến bị cảnh báo, bị trả hàng gây tổn thất lớn đến các doanh nghiệp.

Để đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng theo quy định của EU thì doanh nghiêp, người dân cần quan tâm đến những quy định nào? Eurofins xin giới thiệu đến Quý khách hàng một số quy định chính về ATVSTP của EU cũng như một số lưu ý khi anh chị xem.

Các quy định chính về xuất khẩu thực phẩm tới thị trường EU

Khi xuất khẩu mặt hàng nông sản, trái cây hay bất cứ sản phẩm thực phẩm nào thì chúng ta phải luôn quan tâm và đáp ứng các tiêu chí trong các quy định sau:

  • Regulation (EC) No 396/2005: quy định giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
  • Regulation (EC) No 1881/2006: quy định giới hạn dư lượng các chất ô nhiễm trong thực phẩm
  • Regulation EC) No 2073/2005: quy định giới hạn vi sinh vật nhiễm bẩn trong thực phẩm
  • Regulation (EU) 2019/1793 : quy định tần suất kiểm soát và health certificate

Cách thức tra cứu quy định và một số điểm cần lưu ý

Cách thức tra cứu các quy định

Sau khi mình đã nắm được “key word” các quy định chính  về quy định ATVSTP của thị trường EU, vậy làm sao mình có thể tìm và xem được nội dung của các quy định trên hệ thống luật thực phẩm EU.

Sau đây là hướng dẫn cách truy cập và xem nội dung từng quy định.

1. Regulation (EC) No 396/2005 of the European Parliament and of the Council of the European Parliament and of the Council of 23 February 2005 on maximum residue levels of pesticides in or on food and feed of plant and animal origin and amending Council Directive 91/414/EEC.

Truy cập vào website bằng cách nhấp vào tên quy định phía trên và nhìn thấy màn hình với các nội dụng như hình bên dưới:

 

residue levels of pesticides

  • Active substances: dùng để kiểm tra tình trạng một hoạt chất nào đó đang được phép sử dụng hay không, ngày hiệu lực và ngày hết hiệu lực, lịch sử về hoạt chất đó và giới hạn chất đó cho từng loại sản phẩm. Bạn có thể xem được bản cập nhật mới nhất của một hoạt chất cụ thể.
  • Food products: Người dùng có thể tìm một sản phẩm cụ thể nào đó mà mình đang quan tâm tới và xem tất cả MRLs của các hoạt chất được áp dụng cho sản phẩm đó.
  • Pesticides residues: dùng để tra cứu một hoạt chất cụ thể cho một sản phẩm cụ thể hoặc nhiều sản phẩm, lịch sử quy định MRL của chất đó và đặc biệt bạn có thể tải toàn bộ dữ liệu bằng file excel rất tiện dụng cho tra cứu. Tại đây bạn có thể xem được quy định MRLs mới nhất cho hoạt chất đó.
  • Emergency Authorisations: tại đây hiện thị các kế hoạch bảo vệ sản phẩm của các thành viên liên minh EU và sẽ được ban hành trong tương lai.

Như vậy tuỳ theo mục đích sử dụng mà mình có thể lựa chọn mục mình cần xem.

2. Commission Regulation (EC) No 1881/2006 of 19 December 2006 setting maximum levels for certain contaminants in foodstuffs

  • Mycotoxins (aflatoxins, ochratoxin A, fusarium-toxins, patulin, citrinin)
  • Metals (cadmium, lead, mercury, inorganic tin, arsenic)
  • Dioxins and Polychlorinated Biphenyls (PCBs)
  • Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs)
  • 3-MCPD
  • Melamine
  • Erucic acid
  • Nitrates

Chúng ta có thể tìm kiếm trực tiếp số EC trên google hoặc nhấn vào tên quy định phía trên.

Tại đây, có thể nhìn thấy giao diện như hình bên dưới:

Chọn vào biểu tượng pdf hoặc html tại cột “EN” để xem nội dung của quy định (phiên bản tiếng anh).

Tại mục ANNEX xem quy định giới hạn tối đa thành phần cho những sản phẩm cụ thể.

Ví dụ: Tìm quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm cho sản phẩm gia vị (spices)

  • Bước 1: mở quy định (EC) 1881/2006 theo hướng dẫn trên
  • Bước 2: tìm thông tin với từ khoá “spices”
  • Bước 3: liệt kê các chỉ tiêu cho nền mẫu này
CHỈ TIÊU GIỚI HẠN TỐI ĐA

Aflatoxin tổng

10 µg/kg

Aflatoxin B1

5 µg/kg

Ochratoxin A

15 µg/kg

PAHs

Benzo(a)pyrene 10 µg/kg

Sum of benzo(a)pyrene, benz(a)anthracene, benzo(b)fluoranthene and chrysene  50 µg/kg

Như vậy, khi xuất khẩu gia vị tiêu qua EU nhóm chỉ tiêu nhiễm bẩn mình cần kiểm soát những chỉ tiêu trên phải thấp hơn ngưỡng cho phép tối đa của quy định.

Lưu ý: để xem bạn cập nhật mới nhất anh chị lưu ý nhấp vào dòng được được tô vàng và  khoanh tròn như bên dưới

3. Commission Regulation (EC) No 2073/2005 of 15 November 2005 on microbiological criteria for foodstuffs.

Chúng ta có thể tìm kiếm trực tiếp số EC trên google hoặc nhấn vào tên quy định phía trên.

EC này quy định giới hạn tối đa vi sinh vật nhiễm bẩn trong thực phẩm, các nhóm thực phẩm được quy định bao gồm:

  • Meat and products thereof (Thịt và các sản phẩm từ thịt)
  • Milk and dairy products (Sữa và các sản phẩm từ sữa)
  • Egg products (Các sản phẩm từ trứng)
  • Fishery products (Các sản phẩm từ thuỷ sản)
  • Vegetables, fruits and products thereof (Rau, củ, quả, trái cây và các sản phẩm từ chúng)

Ngoài ra, trong EC còn quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu như thế nào để phân tích.

  • Lấy mẫu tại lò mổ, cơ sở sản xuất thịt, thịt tươi…
  • Cách lấy mẫu cho rau mầm.

4. Commission Implementing Regulation (EU) 2019/1793 of 22 October 2019 on the temporary increase of official controls and emergency measures governing the entry into the Union of certain goods from certain third countries implementing Regulations (EU) 2017/625 and (EC) No 178/2002 of the European Parliament and of the Council and repealing Commission Regulations (EC) No 669/2009, (EU) No 884/2014, (EU) 2015/175, (EU) 2017/186 and (EU) 2018/1660

Đây là một quy định rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thủ tục xuất hàng sang thị trường EU, nội dung chính gồm những phần sau:

  • Quy định tần suất hậu kiểm với một số mặt hàng cụ thể và chỉ tiêu cần kiểm soát.
  • Health certificate bắt buộc cần phải có khi xuất hàng sang EU đối với những sản phẩm được quy định trong EU này.

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email: VN_CS@eurofins.com