JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Kiến thức ngành >> Kiểm nghiệm mật ong

Kiểm nghiệm mật ong

Sidebar Image

Tại sao phải kiểm nghiệm mật ong

Kiểm nghiệm mật ong là công việc bắt buộc cần phải làm của một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa, tiến hành thủ tục kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, hay công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Kiểm nghiệm mật ong là một cách để đánh giá chất lượng sản phẩm, giúp nhà nước quản lý nguồn hàng trên thị trường cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mật ong theo quy chuẩn hiện hành

Hiện nay, toàn bộ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm nghiệm mật ong đều dựa vào TCVN 5267-2:2008 là hai trong những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về mật ong liên quan đến kiểm tra chất lượng mật ong, cụ thể gồm: 

Thành phần chính và yêu cầu chất lượng

1. Mật ong để bán không được pha trộn bất kỳ thành phần thực phẩm nào khác, kể cả phụ gia thực phẩm, cũng như không bổ sung bất kỳ thành phần nào khác với mật ong. Mật ong không được có bất kỳ chất không mong muốn, hương vị, mùi thơm, hoặc mùi hư hỏng hấp thụ từ bên ngoài trong quá trình chế biến và bảo quản. Mật ong không có dấu hiệu bị lên men hoặc sủi bọt. Không được loại bớt phấn hoa hoặc thành phần đặc biệt nào của mật ong, trừ trường hợp không thể tránh được trong khi loại bỏ tạp chất chất hữu cơ hoặc vô cơ.

2. Mật ong không được đun nóng hoặc xử lý vì trong điều kiện như vậy có thể làm thay đồi thành phần cơ bản và/hoặc làm hỏng chất lượng của mật ong.

3. Không xử lý bằng hoá chất hoặc hoá sinh vì sẽ ảnh hƣởng đến việc kết tinh mật ong.

4. Độ ẩm

Các loại mật ong ngoài các loại được liệt kê dưới đây không lớn hơn 20%
Mật ong từ cây thuộc chi thạch thảo (Calluna) không lớn hơn 23%

5. Hàm lượng đường

5.1 Tổng hàm lượng fructoza và glucoza

Mật ong ngoài các loại được liệt kê dưới đây không nhỏ hơn 60g/100g
Mật ong từ dịch cây, hỗn hợp của mật từ dịch cây và mật hoa không nhỏ hơn 45g/100g

5.2 Hàm lượng sacaroza

a) Các loại mật ong ngoài các loại được liệt kê trong b) và c) dưới đây. không lớn hơn 5 g/100g
b) Cỏ linh lăng (Medicago sativa), các loài cam quýt (Citrus spp.), dương hoè (Robinia pseudoacacia). chi Hedysarum, loài Banksia menziesii. bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis), các loài Eucryphia lucida, Eucryphia milligani không lớn hơn 10 g/100
c) Cây oải hương (Lavandula spp.), cây mồ hôi (Borago officinalis) không lớn hơn 15 g/100 g

6. Hàm lượng chất rắn không tan trong nước

Các loại mật ong không phải là mật ong ép không lớn hơn 0,1 g/100 g
Mật ong ép không lớn hơn 0,5 g/100 g

Chất nhiễm bẩn

1. Kim loại nặng

Mật ong không được chứa kim loại nặng với các lượng có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ con
người.
Các sản phẩm là đối tƣợng của tiêu chuẩn này phải tuân theo các mức tối đa về kim loại nặng do cơ quan quản lý có thẩm quyền qui định.

2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y

Các sản phẩm là đối tƣợng của tiêu chuẩn này phải tuân theo các mức tối đa về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y do cơ quan quản lý có thẩm quyền qui định.

Vệ sinh

1. Sản phẩm là đối tƣợng của tiêu chuẩn này cần đƣợc chế biến và xử lý theo TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các Quy phạm thực hành vệ sinh và Quy phạm thực hành khác có liên quan.
2. Sản phẩm cần phải tuân theo mọi tiêu chuẩn vi sinh đƣợc thiết lập phù hợp với CAC/GL 21- 1997 Principles for the establishment and application of microbiological criteria for foods (Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chuẩn vi sinh vật trong thực phẩm).

Ghi nhãn

Ngoài việc ghi nhãn theo TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói
sẵn, cần có các quy định sau đây:

1. Tên sản phẩm

1.1 Tên của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này phải đƣợc ghi là "mật ong".
1.2 Đối với các sản phẩm nêu trong 2.1.1 (xem thêm tại file đính kèm TCVN 5267-2:2008) thì tên sản phẩm được ghi là "mật ong hoa".
1.3 Đối với các sản phẩm nêu trong 2.1.2 (xem thêm tại file đính kèm TCVN 5267-2:2008) thì cụm từ "từ dịch cây" có thể được ghi gần với tên của sản phẩm.
1.4 Đối với hỗn hợp của các sản phẩm nêu trong 2.1.1 và 2.1.2 (xem thêm tại file đính kèm TCVN 5267-2:2008) thì tên của sản phẩm có thể được bổ sung cụm từ "hỗn hợp của mật ong hoa và mật ong rừng".
1.5 Mật ong có thể được đặt tên theo địa danh hoặc tên vùng nếu mật ong chỉ đƣợc sản xuất riêng trong khu vực liên quan đến tên gọi.
1.6 Mật ong có thể được đặt tên theo nguồn gốc loài hoa hoặc nguồn gốc thực vật nếu sản phẩm thu được hoàn toàn hoặc chủ yếu từ nguồn nói riêng đó và có các đặc tính cảm quan, lý hoá tương ứng với nguồn gốc đó.
1.7 Khi mật ong được đặt tên theo nguồn gốc loài hoa hoặc nguồn gốc thực vật (mục 1.6 trên) thì tên thường gọi hoặc tên khoa học của loài hoa phải đƣợc ghi gần với từ "mật ong".
1.8 Khi mật ong được đặt tên theo nguồn gốc loài hoa, nguồn gốc thực vật hoặc theo tên địa danh hoặc tên vùng, thì tên quốc gia nơi sản xuất mật ong cũng phải được nêu rõ.
1.9 Các tên gọi phụ được liệt kê trong mục 1.10 có thể không cần sử dụng trừ khi mật ong phù hợp với việc mô tả thích hợp trong đó. Các loại trong 1.11 b) và c) phải được nêu rõ.
1.10 Mật ong có thể được đặt tên theo phương pháp lấy mật từ tổ ong:
  • a) Mật ong ly tâm (extracted honey): mật ong thu đƣợc bằng ly tâm các tổ ong không có con đã tháo nắp.
  • b) Mật ong ép (pressed honey): là mật ong thu được bằng cách ép các tổ ong không có con.
  • c) Mật ong rút (drained honey): là mật ong thu đƣợc bằng cách rút mật từ các tổ ong không có con đã tháo nắp.

1.11 Mật ong có thể được đặt tên theo các loại sau đây:

  • a) Mật ong (honey): là loại mật ở dạng lỏng hoặc kết tinh hoặc hỗn hợp của cả hai dạng;
  • b) Mật ong trong tổ (combhoney): là mật được ong tích trữ trong các lỗ của tổ ong mới được xây không có con và đƣợc bán dƣới dạng các tổ nguyên gắn kín hoặc các phần của tổ đó.
  • c) Tổ ong cắt miếng hoặc khoanh là mật ong thu được chứa một hoặc nhiều miếng của tổ ong mật.
1.12 Mật ong đã được lọc để loại bỏ đáng kể phấn hoa phải được ghi là mật ong đã lọc.

2. Ghi nhãn bao bì không bán lẻ

2.1 Thông tin về các yêu cầu ghi nhãn theo quy định trong 6.1 của TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn phải ghi trên bao bì hoặc trong tài liệu kèm theo, ngoại trừ tên của thực phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng và tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà chế biến hoặc tên nhà đóng gói cần phải ghi trên bao bì.

3. Kiểm nghiệm mật ong tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng có năng lực để thực hiện các dịch vụ kiểm nghiệm mật ong đã được nhiều cơ sở uy tín chứng nhận và nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng mang trong mình lợi thế địa phương với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, hệ thống phòng thí nghiệm của tập đoàn Eurofins hoạt động trên 60 quốc gia và đã có mặt tại 3 khu vực trọng điểm của Việt Nam: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần thơ nhằm đưa ra kết quả nhanh chóng, chính xác, giúp tiết kiệm đến mức thấp nhất chi phí cho khách hàng. Thành quả đạt được là rất nhiều những chứng chỉ công nhận uy tín được công bố hằng năm và sự tin tưởng, lựa chọn của khách hàng.

Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin

Dịch vụ Kiểm nghiệm thực phẩm

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email: VN_CS@eurofinsasia.com